Gạch lát nền bị ộp nếu không được xử lý kịp thời, không chỉ gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của không gian mà còn có thể gây nguy hiểm tới các thành viên trong gia đình. Vậy xử lý vấn đề này tại nhà như thế nào? Hãy cùng Khang Minh tham khảo các nguyên nhân và cách xử lý gạch lát nền bị ộp qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gạch lát nền bị ộp
Dưới đây là các nguyên nhân gây ra hiện tượng gạch lát nền bị ộp
Gạch giãn nở do chênh lệch nhiệt độ
Khi nhiệt độ môi trường tăng lên, gạch bị giãn nở, khoảng cách giữa các viên gạch bị co lại, giữa chúng không còn không gian thở, tạo ra ma sát làm các viên gạch đùn đẩy nhau phồng rộp lên.
Nền sụt lún sau nhiều năm xây dựng
Nhà ở cũng có tuổi thọ nhất định, vì thế sau một thời gian dài sử dụng, nhà bị xuống cấp và có thể gây ra các tình trạng như sụt lún nền và xô đẩy gạch làm cho gạch lát nền bị ộp.
Thi công sai kỹ thuật
Nếu lớp xi măng bên dưới gạch lát nền không được trải đều, chúng không chỉ có kết cấu bám dính kém, mà sau một thời gian khi cả 2 cùng giãn nở sẽ tạo ra sự chênh lệch dẫn đến phồng rộp hoặc bung gạch khỏi nền.
Xem ngay: Các mẫu đá lát sàn thạch anh, gạch đá ốp sàn nhà đẹp nhất 2024
Khoảng cách gạch không đạt chuẩn
Khoảng cách gạch đóng vai trò quan trọng trong quá trình gạch giãn nở. Khi gạch giãn nở, khoảng cách giữa các viên gạch bị thu hẹp lại, khi đó nếu khoảng cách gạch không còn tạo ra khe giữa cả 2 viên gạch, sẽ làm chúng xô đẩy nhau và gây ra hiện tượng vỡ gạch hay phồng rộp gạch.
Pha trộn nguyên liệu sai tỉ lệ
Tỉ lệ pha trộn nguyên liệu để lát gạch phải đúng chuẩn, đảm bảo độ bám dính. Khi độ bám dính không đạt, sẽ làm gạch bong dần và phồng rộp lên.
Ngâm gạch không đủ thời gian
Khi thi công lát nền, gạch lát cần được ngâm với nước. Nhưng nếu thời gian ngâm chưa đủ, gạch có thể tiếp tục giãn nở khi gặp môi trường ẩm ướt, dẫn tới phồng rộp.
Vữa cán nền bị khô
Vữa cán nền sẽ hút hồ dầu, do vậy nếu tưới hồ dầu quá ít thì gạch và vữa cán nền sẽ không đủ độ bám dính. Khi đưa gạch vào thi công dễ xảy ra hiện tượng phồng rộp hoặc bong gạch.
Cách xử lý gạch lát nền bị ộp
Hai trạng thái thường xảy ra đối với gạch lát nền bị ộp là:
- Trạng thái 1: Gạch phồng lên nhưng chưa vỡ hay bong ra
- Trạng thái 2: Gạch bong ra hoặc đã vỡ
Cách xử lý trường hợp 1: Gạch lát nền bị ộp nhưng chưa vỡ hay bong ra
Đối với trường hợp này, gia chủ không cần thiết phải thay toàn bộ gạch mới cho sàn. Điều này sẽ gây tốn kém và lãng phí tiền. Có thể áp dụng cách xử lý sau:
Bước 1: Kiểm tra gạch và xung quanh khu vực gạch bị ộp
Bước kiểm tra này giúp khắc phục triệt để vấn đề trong một lần, tránh các viên xung quanh có thể rộp lên trong thời gian tới, làm mất thời gian xử lý và chi phí sửa chữa.
Bước 2: Dùng khoan để tạo lỗ trên viên gạch
Sử dụng mũi khoan có đường kính nhỏ, sắc và mới để khoan lên viên gạch ộp. Khoan sâu khoảng 1.5cm
Bước 3: Làm sạch gạch
Sử dụng bơm hơi để thổi bay các mùn vữa gạch do khoan lỗ tạo ra, tránh làm gạch bị sạn sau khi xử lý.
Bước 4: Dùng hóa chất để lấp đầy phần rỗng
Bơm hóa chất trực tiếp xuống nền gạch thông qua mũi khoan. Các loại hóa chất thường được dùng là vữa bơm ống gen cáp dự ứng lực hoặc vữa không co ngót.
Bước 5: Xử lý phần lỗ khoan
Sau khi phần hóa chất được bơm đầy và khô, sử dụng xi măng trắng hoặc xi măng có màu tương đồng với gạch để che lấp đi phần lỗ khoan, giúp gạch nguyên vẹn như ban đầu.
Bước 6: Vệ sinh làm sạch
Cuối cùng, hãy vệ sinh bề mặt vừa thi công và khu vực xung quanh để nền nhà được sạch sẽ.
Cách xử lý trường hợp 2: Gạch lát nền bị ộp đã vỡ hoặc bong ra
Đối với trường hợp này, gạch lát nền đã vỡ thì phương pháp xử lý tối ưu nhất là thay thế bằng gạch mới. Cách xử lý như sau:
Bước 1: Xác định số lượng gạch vỡ
Số lượng gạch cần thay mới sẽ bao gồm các viên gạch bị vỡ và các viên gạch bị bong ra xung quanh đó. Điều này giúp hạn chế phát sinh vấn đề sau khi hoàn tất sửa chữa.
Bước 2: Đo đạc, cắt viền
Sử dụng máy cắt gạch chuyên dụng để cắt các đường mạch xung quanh phần khu vực gạch bị vỡ.
Bước 3: Đục nền
Sử dụng máy đục chuyên dụng để đục toàn bộ các vị trí cần ốp gạch. Lỗ đục nên sâu khoảng 3-5cm
Bước 4: Pha trộn nguyên liệu
Trộn vữa và cán nền cho bằng phẳng với các khu vực xung quanh, tránh tình trạng nhấp nhô nền sau khi sửa chữa.
Bước 5: Hòa nước xi măng
Tưới nước xi măng lên trên nền vữa và tiến hành ốp lát gạch vào vị trí cần thay thế
Bước 6: Vệ sinh làm sạch
Sau khi phần gạch lát đã khô, tiến hành lau dọn và trát mạch cho phần gạch vừa thi công. Cuối cùng vệ sinh sạch sẽ phần khu vực sửa chữa đó.
Xem ngay: Có nên lát nền nhà bằng đá? Lựa chọn đẳng cấp hay “mốt nhất thời”?
Bài viết trên đã chia sẻ các nguyên nhân và cách xử lý gạch lát nền bị ộp. Đây là trường hợp rất hay gặp nhưng lại vô cùng dễ dàng xử lý hiệu quả, trả lại sự nguyên vẹn như ban đầu cho không gian sống.