Tình trạng sụt lún nền nhà thường xuất hiện ở các công trình nhà mặt đất. Theo các chuyên gia, đây là sự cố xây dựng khó khắc phục và yêu cầu thợ sửa chữa phải có tay nghề cao, nếu không sẽ gây tốn chi phí xây dựng mới cho chủ nhà. Vậy đâu là nguyên nhân nền nhà bị lún, khắc phục tình trạng này như thế nào? Cùng Khang Minh tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.
Dấu hiệu cảnh báo nền nhà bị lún
Nền nhà bị lún nếu không kịp thời phát hiện và được xử lý nhanh chóng có thể gây ra nguy hiểm với các thành viên trong gia đình. Đây là các dấu hiệu nhận biết nền nhà có thể bị lún:
- Nước rò rỉ vào đất dưới nền móng
- Trần, tường nhà, các cột nhà xuất hiện vết nứt dọc
- Trong và ngoài nhà có nhiều vết nứt lớn, đang có dấu hiệu lan rộng
- Khung cửa nhà cong vênh, biến dạng
- Sàn nhà trở nên dốc hơn và có chỗ lõm xuống
Xem ngay: Các mẫu đá lát sàn thạch anh, gạch đá ốp sàn nhà đẹp nhất 2024
Nguyên nhân nền nhà bị lún
Nền nhà bị lún do nhiều nguyên nhân gây ra, gia đình cần xác định chính xác nguyên nhân để có cách xử lý phù hợp, đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí nhất. Dưới đây là một vài nguyên nhân gây lún nền nhà:
Thi công tính toán sai kết cấu công trình
Có thể thấy nguyên nhân này do sự chủ quan của cả chủ nhà và thợ xây, không tính toán lại chính xác lực lún trước khi thi công, cho rằng kiến trúc sư và kỹ sư đã tính toán chắc chắn phần này. Nhưng bên cạnh đó, cũng có thể do thợ xây dựng không thi công giống với bản thiết kế, làm kết cấu công trình sau khi thi công bị sai, khiến nền nhà sụt lún.
Kết cấu nền đất bị thay đổi
Kết cấu lớp đất dưới nền nhà có thể bị thay đổi do tác động từ thời tiết. Mưa lớn kéo dài, các mạch nước ngầm có thể làm trôi tuột các lớp đất dưới nền, gây ra hiện tượng sụt lún nền nhà.
Gia cố nền móng không vững chắc
Lớp cát đệm dày làm cho nó không thể liên kết với khối cừ tràm, khiến cho nền móng bị yếu, dễ bị rung động khi có lực mạnh tác động ở khu vực gần hoặc khi có xe cộ chạy qua. Bên cạnh đó, nếu thợ thi công không gia cố nền móng vững chắc thì hiện tượng nền nhà bị lún cũng có thể xảy ra sau một thời gian sau khi nhà được đưa vào sử dụng.
Giám sát thi công không chặt chẽ
Trong quá trình thi công, nếu thợ không tâm huyết và có trách nhiệm thì việc thi công nhà có thể được diễn ra trong sự qua loa và thi công sai kỹ thuật. Đặc biệt, tình trạng rút lõi nguyên vật liệu làm cho kết cấu công trình không được chắc chắn như tính toán, khiến tuổi thọ công trình thấp.
Bên cạnh đó, khi nhà bên xây dựng nhà, trong quá trình đào móng có thể gây lún sụt móng nhà bên cạnh. Do vậy, việc giám sát thi công là rất quan trọng, tránh gây ra các hậu quả nghiêm trọng sau xây dựng.
Cách xử lý và khắc phục nền nhà bị lún
Nếu chủ nhà không có chuyên môn xây dựng, khó có thể tự xử lý nền nhà bị lún. Để có thể xử lý hiệu quả và khắc phục sự cố tương tự xảy ra, gia đình nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia trong ngành xây dựng, từ đó xác định được chính xác nguyên nhân và đưa ra hướng xử lý phù hợp, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Đây là quy trình xử lý nền nhà bị lún mà gia đình có thể tham khảo:
Bước 1: Đánh giá tổng quan tình trạng công trình
Điều này giúp xác định tình trạng tổng quan của ngôi nhà như thế nào, nguyên nhân gây ra nền nhà bị lún là gì, để từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.
Xem ngay: Nguyên nhân và cách xử lý gạch lát nền bị ộp cực đơn giản
Bước 2: Dựa vào tình trạng đưa ra phương án khắc phục
- Nếu nền nhà chỉ bị lún một phần nhỏ, chủ nhà có thể đập bỏ lớp nền phía trên để gia cố phần nền sụt bằng cách lấp đầy đất, sau đó lát hoặc ốp nền gạch lại như ban đầu.
- Nếu nền nhà bị lún trên diện tích rộng, lún cột nhà thì cần có sự hỗ trợ xử lý từ chuyên gia, người có chuyên môn cao sẽ giúp gia đình xử lý triệt để vấn đề.
Bước 3: Theo dõi trình trạng vị trí lún sau khi xử lý
Sau khi nền nhà bị lún được xử lý, cần được theo dõi sát sao và kiểm tra thường xuyên để chắc chắn vị trí lún đã ổn định và an toàn khi sử dụng.
Trên đây là thông tin chia sẻ về nguyên nhân và cách khắc phục nền nhà bị lún sao cho hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí nhất. Các gia đình đã có thêm một số biện pháp phòng ngừa tình trạng lún sụt nền nhà xảy ra, để công trình nhà ở luôn trong trạng thái tốt và an toàn nhất.