Nứt mặt đá ốp bàn bếp là một vấn đề không quá xa lạ với nhiều gia đình. Nhiều gia chủ lại có nhu cầu ốp mặt đá trong bếp để tăng tính thẩm mỹ trong khi bếp lại là nơi chịu khá nhiều tác động dễ dẫn đến nứt vỡ. Vậy xử lý mặt đá bếp bị nứt có khó hay không? Làm thế nào để hạn chế tình trạng này? Cùng Khang Minh tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Nguyên nhân dẫn đến mặt đá bếp bị nứt
Mặt đá bếp bị nứt có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác nhau bao gồm cả các yếu tố tự nhiên đến thói quen sử dụng hàng ngày. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến mặt đá bếp có thể bị nứt:
Thay đổi nhiệt độ
Sự giãn nở và co hẹp do thay đổi nhiệt độ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện của các vết nứt Nhiệt độ lạnh cũng có thể làm cho đá trở nên giòn và dễ bị nứt khi chịu sự tác động mạnh hoặc trọng lực.
Va chạm mạnh và chịu nặng lâu ngày
Sự va chạm mạnh trên bề mặt đá bếp như làm rơi đồ nặng, sử dụng cối giã tay hay chặt đồ cứng thường xuyên,… cũng sẽ dẫn đến việc hình thành các vết nứt trên bề mặt bếp.
Ngoài ra, nếu bạn để đồ có trọng lượng quá lớn trên mặt đá bếp, đặc biệt là ở các điểm không được cố định hoặc không có kệ đỡ bên dưới, thì đây có thể là nguyên nhân gây nên các vết nứt trên bề mặt bếp đá.
Tính tự nhiên của đá
Cấu trúc của đá tự nhiên có thể có độ cứng không giống nhau. Vì vậy khả năng chịu lực cũng như giãn nở vì nhiệt cũng không đồng đều sẽ dẫn đến dễ nứt vỡ hơn bình thường. Nếu đây là nguyên nhân, bạn sẽ rất khó để xử lý mặt đá bếp bị nứt.
Lỗi do quá trình sản xuất
Những lỗi trong quá trình sản xuất như sai sót trong quá trình đúc hoặc cắt đá có thể tạo ra các điểm yếu trên bề mặt, khiến đá chịu lực kém và dễ dẫn đến việc nứt.
Tác động từ môi trường tự nhiên
Môi trường có độ ẩm cao có thể làm cho đá hấp thụ nước, làm tăng khả năng giãn nở và co hẹp của đá, dẫn đến nguy cơ nứt. Nhiệt độ, ánh năng mặt trời cũng có ảnh hưởng tương tự. Những căn bếp đón nắng có thể là ước mơ của rất nhiều người. Tuy nhiên, ánh nắng trực tiếp lại có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến độ bền của vật dụng trong nhà, bao gồm cả mặt đá bếp. Nếu tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp lâu ngày, mặt đá bếp sẽ nhanh giòn và xuất hiện hiện tượng nứt vỡ nhanh chóng.
Các phương pháp xử lý mặt đá bếp bị nứt
Bạn có thể xử lý mặt đá bếp bị nứt tại nhà hoặc gọi đến các đơn vị thi công. Tuy nhiên, trước tiên hãy đánh giá trình trạng xem vết nứt có nghiêm trọng hay không:
Đánh giá tình trạng nứt
Hãy kiểm tra vết nứt trên mặt đá theo các tiêu chí sau:
– Kích thước và vị trí vết nứt: Sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc đèn pin để kiểm tra xem vết nứt nằm ngang, dọc, hay chéo qua mặt đá. Đo kích thước của nứt để biết chính xác vết nứt sâu hay nông.
Xem thêm: 99+ mẫu đá lát sàn thạch anh đẹp, bề bì với thời gian
– Kiểm tra tình trạng đa nứt: Tình trạng đáđa nứt sẽ khiến quá trình xử lý mặt đá bếp bị nứt gian nan hơn. Nếu bạn phát hiện một vết nứt lớn rẽ ra nhiều nhánh nhỏ hoặc nứt liên kết với nhau thành một mạng lưới, thì vết nứt này rất dễ lan rộng và khó khắc phục.
– Kiểm tra xung quanh vết nứt: Kiểm tra xem nứt có đi kèm với các vết sứt, vết trầy xước khác không. Làm như vậy để tìm ra nguyên nhân gốc rễ tại sao mặt đá của bạn lại bị nứt và tự xử lý mặt đá bếp bị nứt liệu có hiệu quả lâu bền hay không.
Xử lý mặt đá bếp bị nứt bằng keo Epoxy dán đá
Dùng keo Epoxy dán đá là phương pháp cơ bản mà mọi người đều nghĩ đến khi xử lý mặt đá bếp bị nứt. Nếu vết nứt không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng phương pháp này, cách thức thực hiện như sau:
Bước 1: Làm sạch bề mặt: Sử dụng dung dịch làm sạch không chứa axit để loại bỏ bụi, dầu mỡ và các tạp chất khác.
Bước 2: Pha trộn keo epoxy: Pha trộn keo epoxy theo tỉ lệ được quy định trên hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo độ kết dính tốt nhất.
Bước 3: Dán keo epoxy vào vết nứt: Sử dụng cây đuôi chim hoặc cây nhựa để chấm keo epoxy vào khe nứt trên mặt đá bếp. Đảm bảo keo được tán đều và đi sâu vào bên trong khe nứt.
Bước 4: Giữ hai mảnh nứt khép chặt vào nhau: Sau khi bôi keo epoxy, nhấn mạnh hoặc sử dụng kẹp để nén chặt hai bề mặt của nứt lại với nhau.
Bước 5: Loại bỏ keo thừa: Sử dụng giấy thấm để lau bớt keo epoxy dư thừa ngay sau khi kẹp hoặc nhấn mặt đá bếp để tránh việc keo khô cứng và gây khó khăn trong việc lau bỏ.
Bước 6: Đợi keo khô: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đợi keo khô hoàn toàn trước khi tiếp tục sử dụng như bình thường.
Lựa chọn đá ốp mặt bếp sao cho tránh bị nứt
Việc lựa chọn đá để tránh bị nứt là rất quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý khi chọn đá:
Kiểm tra chất lượng đá
Trước khi mua, hãy kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng của đá bằng cách nhìn và cảm nhận bề mặt. Tránh chọn các mảnh đá có vết nứt, vết sứt, hoặc vùng có màu sắc không đồng đều vì chúng có thể là dấu hiệu của đá không đảm bảo chất lượng.