Bàn thờ là nơi linh thiêng, tôn kính nhất trong nhà, là nơi ngự vị của các bậc tổ tiên trong gia đình. Vì thế, việc lau dọn bàn thờ ngày Tết không chỉ là để giữ gìn sự sạch sẽ, mà còn là để bày tỏ lòng thành kính và mong muốn được ban phước lộc cho năm mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lau dọn bàn thờ đúng chuẩn và tránh những kiêng kỵ. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà bạn cần nắm rõ khi dọn bàn thờ ngày Tết.
Khi nào lau dọn bàn thờ ngày Tết?
Theo phong tục Việt, người ta thường dọn bàn thờ ngày Tết sau khi đưa ông Táo về trời, tức vào ngày 23 tháng Chạp. Đây là thời điểm Táo quân vắng mặt, nên việc xê dịch bàn thờ sẽ không gây mạo phạm. Ngoài ra, việc lau dọn bàn thờ cũng cần phải hoàn thành trước đêm giao thừa, vì ngày mùng 1 Tết, người ta kiêng quét dọn nhà cửa, sợ quét hết tài lộc ra ngoài
Ai là người lau dọn bàn thờ ngày Tết?
Người lau dọn bàn thờ ngày Tết tốt nhất là người trong nhà, thường là gia chủ hoặc người lớn tuổi. Người lau dọn cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉn chu, giữ tâm thanh tịnh. Không nên nhờ người ngoài hoặc người bị thương, phụ nữ trong kỳ hoặc mặc quần áo hở hang, phản cảm để lau dọn bàn thờ
Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết
Trước khi lau dọn bàn thờ, bạn cần thắp hương khấn và xin phép tổ tiên, thần linh. Sau đó, hạ các đồ thờ xuống, để ngay ngắn, không để lung tung. Lưu ý không nên hạ hoặc di chuyển bát hương, vì bát hương là nơi dẫn đường cho thần linh, tổ tiên về với gia đình. Nếu bắt buộc phải di chuyển, bạn cần xin phép và đặt lại vị trí ban đầu
Lau dọn sạch sẽ
Trước hết, hãy bắt đầu bằng việc lau sạch bàn thờ khỏi bụi bẩn và các vết bẩn khác. Sử dụng khăn mềm để tránh làm tổn thương bề mặt và vật phẩm trên bàn thờ
Dùng khăn sạch đã ngâm rượu gừng để lau chùi các đồ thờ. Rượu gừng có tác dụng khử mùi, sát khuẩn và tạo hương thơm dễ chịu. Không nên dùng nước hoa, nước rửa chén hay các chất tẩy rửa khác để lau dọn bàn thờ, vì có thể gây kích ứng hoặc mất đi tính linh thiêng
Kiểm tra nến, các vật phẩm, đèn trang trí trên bàn thờ
Tránh làm đổ vỡ các đồ dễ vỡ trên bàn thờ, như đèn, bình hoa, ly chén… Nếu không may làm đổ vỡ, bạn cần xin lỗi và dọn sạch ngay lập tức. Đổ vỡ trên bàn thờ được xem là điềm báo xui xẻo và những việc không thuận lợi
Kiểm tra tình trạng của nến và đèn trang trí trước khi đến ngày Tết. Thay thế những đèn đã hỏng và đảm bảo có đủ ánh sáng để làm cho bàn thờ lung linh và rực rỡ
Tâm lý khi lau dọn
Trong quá trình lau dọn, giữ tâm lý tĩnh lặng và tôn trọng. Nó không chỉ là việc làm vật chất mà còn là dịp để kết nối với tâm linh và tri ân đến ông bà tổ tiên
Sau khi lau dọn xong, bạn cần thắp hương cảm ơn và xin phép tổ tiên, thần linh. Bày trí lại các đồ thờ, bài vị, hoa quả và các vật phẩm cúng tế khác.
Thay mới hoa tươi
Hoa tươi là biểu tượng của sự tươi mới và sức sống. Trước ngày Tết, hãy thay mớ hoa mới để mang đến năng lượng tích cực và làm đẹp không gian bàn thờ.
Sắc hoa trên bàn thờ cũng đóng vai trò quan trọng. Mỗi loại hoa mang một ý nghĩa khác nhau, hãy lựa chọn sắc hoa phù hợp với không gian và tâm linh của gia đình. Nên chọn những loại hoa có màu sắc tươi sáng, mang ý nghĩa tốt lành
Lau dọn bàn thờ ngày tết Giáp Thìn 2024 lúc nào tốt
Từ ngày 23 tháng chạp, sau lễ cúng ông Công ông Táo thì các gia đình nên tiến hành vệ sinh bàn thờ ngày tết. Và việc dọn dẹp bàn thờ nên được hoàn thành trước 12 giờ đêm ngày 30 tết. Theo quan niệm phương Đông, đây là thời điểm thần linh đi vắng. vậy nên gia chủ cần tranh thủ sửa sang, bài trí lại nơi thờ tự để đón tết sẽ không gây mạo phạm với các vị bề trên
Theo quan điểm dân gian, nên chọn thời gian từ lúc 11h55 phút trưa hoặc từ 1 giờ chiều đến 5 giờ 55 phút. Tuyệt đối không dọn dẹp bàn thờ ngày tết trong thời gian đến tháng hoặc khi thân thể không sạch sẽ tươm tất
Lau dọn bàn thờ ngày Tết không chỉ là công việc vật chất mà còn là cơ hội để tạo ra một không gian linh thiêng, đậm chất tâm linh. Khi làm điều này với lòng kính trọng, gia đình sẽ hòa mình vào không khí tết tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.